Nhu cầu thấp,ànglêncaolãisuấttiếtkiệmđixuốxem tu vi hang ngay vàng miếng SJC vẫn tăng bất chấp
Bất chấp giá vàng thế giới lao dốc vào ngày 10.11, vàng miếng SJC vẫn tăng cao, thêm 200.000 - 300.000 đồng mỗi lượng. Eximbank mua vào lên 69,5 triệu đồng, bán ra 70,2 triệu đồng. Trong khi đó, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào với giá 69,3 triệu đồng mà bán ra lên 70,3 triệu đồng… Các đơn vị kinh doanh vàng khác cũng mua bán vàng miếng SJC ở mức cao. Trong khoảng 4 ngày trở lại đây, giá vàng miếng SJC biến động khá mạnh với biên độ tăng - giảm tới 2 triệu đồng/lượng. Những người mua vàng cách đây 3 ngày ở mức giá 68 triệu đồng/lượng thì nay đã có lãi 1,5 triệu đồng/lượng nếu nhìn vào mức tăng.
Thế nhưng việc mua vàng chứa đựng nhiều rủi ro và rất thường xuyên, dù mua thấp, bán giá cao thì người mua vàng vẫn lãi thấp vì giá bán vàng miếng SJC cao hơn mua vào duy trì ở mức 1 triệu đồng/lượng. Còn so với vàng thế giới, vàng miếng SJC cao hơn tới 12 triệu đồng/lượng. Ngược lại, vàng nhẫn rút ngắn khoảng cách khi chỉ cao hơn 1,35 triệu đồng/lượng so với vàng thế giới. Công ty SJC mua vào vàng nhẫn với giá 58,6 triệu đồng, bán ra còn 59,55 - 59,65 triệu đồng.
Diễn biến giá vàng trong nước ngày 10.11 trái ngược so với chiều đi xuống của giá vàng quốc tế, mất 5 USD/ounce, xuống còn 1.955 USD/ounce. Giá vàng mất đà tăng khi đồng USD trên thị trường quốc tế mạnh lên, chỉ số USD-Index tăng lên 105,9 điểm. Thông tin Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tăng lãi suất để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% khiến đồng USD trở lại, kéo vàng đi xuống. Dù vậy, một số báo cáo của các tổ chức quốc tế gần đây cho rằng vàng đang bị định giá thấp hơn 20%. Triển vọng giá vàng gia tăng sau khi vượt qua mức giá 2.000 USD/ounce khi Fed cắt giảm lãi suất vào năm tới.
Đáng nói, dù neo ở mức cao nhưng nhu cầu vàng trong nước không tăng. Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới (WGC), nhu cầu tiêu dùng vàng tại VN giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 11,9 tấn trong quý 3/2023, trong khi vào quý 3/2022, con số là 12 tấn. Sự suy giảm này chủ yếu do nhu cầu trang sức trong nước giảm 14% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhu cầu mua vàng thỏi và vàng xu đã bù đắp, tăng 4% so với cùng kỳ, từ 8,5 tấn trong quý 2/2022 lên 8,8 tấn trong quý 3/2023. Nhu cầu trang sức ở VN trong quý 3 đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2021. Lạm phát cao cùng mức độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn kỳ vọng đã ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc mất giá của đồng VND đã thúc đẩy các nhà đầu tư tận dụng mức điều chỉnh giá trong tháng 8 như mức khởi điểm an toàn để đầu tư chiến lược vào vàng thỏi và vàng xu như một kênh tích sản.
Lãi suất tiết kiệm dò đáy
Trong khi đó, dòng tiền vẫn đổ vào ngân hàng (NH) dù lãi suất huy động tiết kiệm vẫn đang dò đáy. Ông lớn Vietcombank vừa mới giảm thêm lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng 0,1 - 0,2%/năm ở các kỳ hạn, đây là lần giảm thứ hai trong vòng 10 ngày trở lại đây của nhà băng này. Theo đó, lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 1 - 2 tháng còn 2,6%/năm, 3 tháng còn 2,9%/năm, 6 - 9 tháng còn 3,9%/năm, từ 12 tháng trở lên còn 5%/năm. 3 NH có vốn nhà nước chi phối như BIDV, VietinBank, Agribank giữ lãi suất cao hơn Vietcombank từ 0,3 - 0,4%/năm. Khối NH thương mại cổ phần trước đó đã giảm lãi suất từ 0,1 - 0,7%/năm.
Chẳng hạn, SCB ngày 10.11 giảm lãi suất huy động từ 0,2 - 0,7%/năm, theo đó lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dưới 6 tháng còn 3,7 - 4%/năm, 6 - 8 tháng còn 4,9%/năm, từ 12 tháng trở lên còn 5,4%/năm. Lãi suất huy động của Sacombank xuống còn 3,4 - 3,75%/năm ở các kỳ hạn dưới 6 tháng, 6 tháng còn 4,8%/năm, 12 tháng còn 5,4%/năm…
Từ đầu tháng 11 đến nay, có hơn 10 NH đã giảm lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng như BaoViet Bank, SHB, Bac A Bank, Nam A Bank… Lãi suất huy động của các NH giảm xuống dưới 6%/năm, đây là mức thấp nhất so với thời điểm dịch Covid-19 diễn ra vào năm 2021 và cũng là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Kết quả khảo sát của Hiệp hội NH VN (VNBA) tại 28 NH công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 (chiếm khoảng 75% tổng tài sản toàn hệ thống và không bao gồm Agribank) cho thấy tính đến cuối tháng 9, các nhà băng này đã huy động hơn 9,3 triệu tỉ đồng tiền gửi khách hàng, tăng 11,5% so với cuối năm 2022. HDBank tiếp tục là NH với số dư tiền gửi tăng mạnh nhất, tăng 58,3% kể từ đầu năm, đạt 341.700 tỉ đồng. Xét về số dư tuyệt đối, BIDV nắm giữ vị trí đầu bảng với hơn 1,58 triệu tỉ tiền gửi khách hàng, tăng 7,5% so với đầu năm. Tiếp theo là Vietcombank và VietinBank với số dư tiền gửi lần lượt đạt gần 1,35 triệu tỉ đồng và 1,31 triệu tỉ đồng (tăng lần lượt 8% và 5%).
TS Nguyễn Hữu Huân (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nhận xét: Chưa bao giờ lãi suất tiết kiệm giảm như hiện nay. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng lãi suất tiết kiệm đã xoay quanh vùng đáy và khó có thể giảm sâu trong thời gian tới. Nguyên nhân là nhu cầu vốn vào cuối năm sẽ tăng lên nên khả năng tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn, nhất là vào tháng 11 và 12. Dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ đạt mức 10%. Khi tín dụng tăng lên sẽ tiêu thụ lượng vốn thanh khoản của NH. Theo ông Huân, lãi suất tiết kiệm xuống thấp quá sẽ giảm động cơ gửi tiền nên dòng vốn nhiều khả năng sẽ chảy vào các kênh khác và điều này sẽ làm cho thanh khoản NH không còn được như trước.
Chưa kể, dòng vốn giá rẻ chảy qua các kênh đầu tư khác sẽ gây ra lạm phát và bong bóng tài chính. Dẫn chứng tại Mỹ, những thời kỳ lãi suất về mức 0%/năm đều rơi vào giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng ông Huân ví von lãi suất 0% đã vô hiệu hóa chính sách tiền tệ và không có tác động gì được, do đó, nếu kéo lãi suất xuống quá thấp là "tự phế một cánh tay". Thế nên, theo chuyên gia này, vùng đáy lãi suất hiện tại là hợp lý và với nhu cầu tăng lên, lãi suất tiết kiệm có thể chấm dứt đà rơi như gần đây.
Trong nhóm NH cổ phần, Sacombank tiếp tục đứng đầu về số dư tiền gửi đạt gần 507.833 tỉ đồng, tăng 11,7% so với cuối năm 2022. Góp mặt trong Top 10 NH có lượng tiền gửi khách hàng cao nhất còn các nhà băng như MB, ACB, SHB, VPBank, Techcombank và HDBank. Trong khi đó, dư nợ tín dụng của một số nhà băng tăng chậm nên đã thực hiện giảm lãi huy động tiết kiệm.