Tut4K

Dấu ấn kiến trúcĐầu thập niên 1960, khi vừa tr ku11

【ku11】Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã: Những dấu ấn và hoài vọng

Dấu ấn kiến trúc

Đầu thập niên 1960,ộchồihươngcủamộtKhôinguyênLaMãNhữngdấuấnvàhoàivọku11 khi vừa trở về từ Paris (Pháp) và bắt tay vào những dự án tầm vóc ở miền Nam, Ngô Viết Thụ đã gây chú ý bởi tầm vóc quốc tế. Sau châu Âu, là Mỹ đã ghi nhận giá trị của ông. Hai dự án Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt và Trường đại học Y khoa Sài Gòn mà ông tham gia chỉnh sửa thiết kế và làm thay đổi hình thái (ban đầu do KTS Mỹ thiết kế), vừa khoác lên vẻ thanh nhã, khúc chiết của kiến trúc hiện đại vừa gửi gắm triết lý phương Đông sâu sắc đã khiến các viện sĩ của Viện Kiến trúc Mỹ AIA ngạc nhiên. Sau hai dự án này, Ngô Viết Thụ được bầu làm viện sĩ danh dự của Honorary Fellow of the American Institute of Architects (Viện Kiến trúc Mỹ) vào năm 36 tuổi.

Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã: Những dấu ấn và hoài vọng - Ảnh 1.

Cầu thang nối khu Hòa Bình và chợ Mới Đà Lạt, một giải pháp kiến trúc được Ngô Viết Thụ thêm vào đồ án thiết kế của KTS Nguyễn Duy Đức

Tư liệu

Hai tuần sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963, tại văn phòng kiến trúc số 104 Nguyễn Du, Ngô Viết Thụ ngồi vào bàn liệt kê lại "công tác kiến trúc" và "công tác chỉnh trang lãnh thổ" thời gian từ 1959 - 1963.

5 năm đó là một thời gian khá ngắn ngủi, nhưng là giai đoạn bước ngoặt mà chàng KTS trẻ thể hiện được những cống hiến lớn lao. Bảng liệt kê dài 7 trang đề ngày 16.11.1963 gửi cho chính quyền quân đội lúc bấy giờ có lẽ được viết trong không khí, bối cảnh vô cùng xáo trộn. Từng việc một của "thực trạng công tác", các hạng mục "đang thực hiện", "chưa thực hiện", "đã hoàn thành"... và những cơ quan liên hệ phối hợp được biên mục chi tiết.

Trong số này, có thể thấy về kiến trúc, có những công trình đã hoàn thành, hay gần hoàn thành, như: thiết lập mô hình nhà chợ, nghiên cứu vị trí và điều chỉnh đồ án toàn khu chợ Mới Đà Lạt; nghiên cứu và thiết lập đồ án xây cất khách sạn Du lịch Huế; nghiên cứu và thiết lập đồ án mô hình toàn khu trung tâm, thiết lập họa đồ lò nguyên tử và văn phòng, cư xá nhân viên Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt; giúp ý kiến và điều chỉnh đồ án xây cất Trường Võ bị Đà Lạt; thiết lập đồ án xây dựng Trường trung học Lệ Thanh - Pleiku; Điều chỉnh đồ án KTS Huỳnh Ấn thiết lập xây dựng Học viện Quốc gia hành chánh; Điều chỉnh đồ án do Tổng nha Kiến thiết thiết lập sửa chữa trụ sở Bộ Ngoại giao; Nghiên cứu và cộng tác với Tổng nha Kiến thiết để xây cất các cơ quan khu Vị Thanh - Hỏa Lựu...

Ngoài ra, nhiều công trình đang thực hiện dang dở và sẽ được tiếp nối trong thời kỳ chuyển giao sang chính quyền Đệ nhị Cộng hòa ở những mức độ khác nhau tại các tỉnh thành: nghiên cứu vị trí và thiết lập sơ đồ toàn diện các khu đại học tại Huế: Đại học Sư phạm, khu cư xá giáo sư Bến Ngự và dự trù thiết lập đồ án khu cư xá giáo sư An Định; nghiên cứu vị trí và thiết lập đồ án xây cất Trường trung học Phước Long, Trường trung học Võ Đắt, Trường trung học Vĩnh Long hay xây cất các cơ quan trong vùng khu Ba Thê, núi Sóc, núi Trọc, Hắc Phong...

Một dự án lớn tại Sài Gòn đó là phối hợp với Tổng nha Kiến thiết lập đồ án dinh Độc Lập, phối hợp Nha Công binh xây dựng và phối hợp với điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế trong việc trang trí cũng đang thực hiện dang dở.

Nhiều công trình kiến trúc nói trên được tiếp tục sau năm 1963.

Chỉnh trang trong thời chiến

Song song với các bản thiết kế, đồ án kiến trúc, thì dấu ấn quan trọng mà Ngô Viết Thụ lẽ ra tạo được trong 5 năm đầu hồi hương đó chính là chỉnh trang, quy hoạch (mà ông gọi là "chỉnh trang lãnh thổ"), nhưng đa số chưa thực hiện được trong bối cảnh trị an miền Nam bất ổn.

Bản liệt kê những đầu mục công việc chỉnh trang vào giữa tháng 11.1963 cho thấy rất ít dự án chỉnh trang "đã hoàn thiện", gồm: sửa chữa khu thương mại và dân cư ở chợ Mới, Nguyên tử lực Đà Lạt; góp ý kiến với Bộ Quốc gia giáo dục thiết lập đồ án Làng Đại học Thủ Đức. Trong khi đó, những hạng mục đang thực hiện dở dang chiếm đa số. Một vài dự án sau đó vẫn được tiếp tục, một số thì phải xếp lại trong ngăn tủ, có thể kể đến: mở mang hải cảng Đà Nẵng, khu kỹ nghệ An Hòa -Nông Sơn, khu cư xá và chợ ở thị xã Quảng Tín...

Quy hoạch là một cuộc theo đuổi dài hơi, mà bối cảnh bất ổn chính trị bấy giờ sẽ khiến cho mọi viễn kiến dù tốt đẹp vẫn phải xếp vào ngăn tủ chờ của lịch sử. Các bản đồ án chỉnh trang thị xã Gia Nghĩa, Phú Bổn, thảo cầm viên hồ YaBang, thị xã Pleiku, vịnh Cam Ranh, đầm Ô Loan, chỉnh trang vùng xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, vùng Cầu Kinh và nhiều dự án quy hoạch chỉnh trang vùng Võ Đắt, Phước Long, Biên Hòa... phải tính từng bước ngắn trong một tầm nhìn gần, vì chiến tranh và bất ổn.

Quy hoạch hài hòa, 'tránh đụng chạm'

Tư duy hài hòa lợi ích các tầng lớp cư dân, tôn trọng di sản trong quy hoạch được thể hiện rõ trong "bút pháp" quy hoạch của Ngô Viết Thụ. Điều này minh chứng qua những dự án ở hai vùng đất thân thuộc nhất của ông: Huế và Đà Lạt. Một khu thương mại quanh chợ Đà Lạt được thiết lập mới mẻ, hiện đại nhưng không can thiệp vào khối kiến trúc của công trình chợ cũ (rạp Hòa Bình). Tư duy hài hòa còn thể hiện qua một giải pháp cây cầu nối từ khu đồi chợ Cũ sang chợ Mới như một sự nối kết liền lạc hai thời kỳ trong lịch sử văn hóa phát triển khu trung tâm Đà Lạt.

Khi làm họa đồ hướng dẫn toàn khu Đại học Huế (Đồng An Cựu), Ngô Viết Thụ đã đưa ra ý kiến bỏ dự án ở đồi Nam Giao vì nhận thấy khá xa trung tâm và đây lại là khu "nhiều mồ mả". Các dự án chỉnh trang Cồn Hến, vùng An Cựu, ông đề nghị "lấy đồ án làm họa đồ hướng dẫn cho phép xây cất về sau để tránh những đụng chạm với tình trạng hiện hữu". (còn tiếp) 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap